To post photos on this site

Please send mail with photos for duquhu@gmail.com

We will upload this site


Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2009

Kể chuyện bắt cá bằng hình


Dưới đây là loạt ảnh mô tả vùng nuôi Global G.A.P tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang của CTy Việt An thu hoạch cá tra để vận chuyển về xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu của CTy làm nguyên liệu sạch đầu vào.




Trước khi bắt cá, ngư dân dùng lưới quây và gom cá vào một luồng và từ từ lùa cá vào một nơi để xúc cá khuân lên bờ. Động tác quây, gom và lùa cá ngư dân gọi là LÓN CÁ


Lưới quây cá và gom cá vào nơi xúc cá



Hai người cùng kéo, đẩy một thanh tre gạt nâng đáy lưới lên để lùa đàn cá về phía đội xúc cá đang chờ để xúc.






Nơi xúc cá: 3 người xúc cá dổ vào 3 cái CHÚM; có 3 cặp chờ sẳn cùng khuân CHÚM lên bờ ao để cân CHÚM


Xúc cá vào CHÚM để khuân lên bờ CÂN cá



Mỗi CHÚM không nặng gần 20 Kg, với số cá bên trong gần 80 Kg, nên phải hai người khuân mới được.


Khiêng cá lên bờ để CÂN cá


Nơi CÂN cá và chuyển cá lên xe gắn máy chở đến bến sông


CÂN cá trước khi chuyển xuống ghe



Đội vận chuyển LÒI cá từ ao nuôi ra bến sông


Đội chuyên nghiệp chở cá xuống bến Ghe



Bến sông. Nơi ghe chuyên dụng chờ nhận cá vận chuyển về CTy chế biến.


Bến Ghe đậu nhận cá nguyên liệu sạch



Công nhân lại phải khuân cá từ bến sông xuống ghe chuyên chở cá (Ghe ĐỤC)


Lại công đoạn Khiệng cá xuống ghe



Công đoạn sau cùng: Công nhân đổ CHÚM cá vào hầm của ghe Đục


Cuối cùng là đổ CHÚM cá xuống hầm ghe đục.

Cá chuyển về Xí nghiệp là nguyên liệu sạch đầu vào của quá trình chế biến thùy sản đông lạnh xuất khẩu.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009

Chuyện về một tiến sĩ người Việt ở đại học Havard: TS. VŨ MINH KHƯƠNG

"Anh là một trong những nghiên cứu sinh Ph.D xuất sắc nhất của Havard". Lời khen ngợi này, nhà kinh tế học nổi tiếng G.S Dale Jorgenson dành cho một nghiên cứu sinh Việt Nam - tiến sĩ Vũ Minh Khương.



Đề tài luận án tiến sĩ "Phân tích những ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu" của anh đã "sục" vào một lĩnh vực kinh tế học còn khá mới mẻ của thế giới. Mặc dù vậy, luận án của Khương đã nhận được nhiều lời ngợi khen của các giáo sư của đại học Harvard nổi tiếng.

"Anh đã mở ra nghiên cứu về tác động của đầu tư vào CNTT trong việc đưa những nền kinh tế đang phát triển như VN nhanh chóng tiến tới đẳng cấp, chuẩn mực của các quốc gia công nghiệp hóa khác. Hiển nhiên là các tiến bộ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ sẽ đạt được nhanh chóng hơn, tạo ra nền tảng phong phú cho những kế hoạch đầu tư hơn là nông nghiệp và sản xuất, nơi mà công nghệ truyền thống vẫn giữ địa vị chủ đạo".

Vì thế, "Luận án của Khương rất ấn tượng cả về quy mô và đóng góp mới", nhà kinh tế lừng danh thế giới, GS. Dale Jorgenson nhận xét.

Còn GS. Dwight Perkins thì cho rằng, "đó là nghiên cứu một cách hệ thống nhất về chủ đề này và sẽ rất hữu ích trong việc định hướng chính sách trong các ngành này ở nhiều nước, trong đó có VN".

Có trong tay bằng MBA tại Harvard Business School, bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ tại ĐH Harvard, được khắc tên vào bảng treo ở nơi trang trọng của trường Kenedy về thành tích giảng dạy, được Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức nghiên cứu tổ chức seminar để trình bày kết quả nghiên cứu, Vũ Minh Khương có lẽ đứng trong số những người mở đầu cho thành quả xuất sắc ở đẳng cấp quốc tế mà các sinh viên VN đạt được kể từ thời đổi mới.

29 tuổi, làm hồi sinh một xí nghiệp bên bờ vực phá sản
     
Tháng 12/1988, lần đầu tiên ở Hải Phòng, người ta chứng kiến một cuộc thi hi hữu: Thi tuyển Giám đốc cho xí nghiệp hóa chất Sông Cấm. Có một người đã nhận được hơn 90% số phiếu bầu và nhậm chức giám đốc trong sự hân hoan của công nhân. Đó là Vũ Minh Khương, một thanh niên 29 tuổi.

Sau này, ông Đoàn Duy Thành, nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng kể lại: "Ngày đó, ai cũng sợ không dám nhận trách nhiệm lãnh đạo Sông Cấm vì xí nghiệp này làm ăn thua lỗ kéo dài, đơn từ kiện tụng chồng chất”.

Khương tiếp nhận Sông Cấm trong một tình thế gần như tuyệt vọng: tiền gửi không còn, ngân hàng khóa tài khoản vì xí nghiệp không có khả năng trả nợ, hầu hết công nhân phải tạm nghỉ việc trong khi cuộc sống vô cùng khó khăn.

Và điều kỳ diệu đã đến khi cuối năm 1989, Sông Cấm vượt qua giai đoạn suy sụp và đi vào phát triển nhanh chóng. Cho đến giờ, nhiều công nhân của Sông Cấm (nay là một DN tư nhân) vẫn không thể quên niềm vui bất ngờ khi họ nhận được nhẫn vàng và xe đạp mini, một tài sản lớn khối người ao ước từ tay lãnh đạo xí nghiệp.

Với những người đã quen lo "chạy ăn từng bữa", lúc nào cũng thấp thỏm nỗi lo thất nghiệp và "chết đói" trong những năm đất nước còn chập chững bước ra từ thời kỳ bao cấp thì đó quả là một sự kiện đáng nhớ.

Nhận xét về Khương, nhiều người từng làm việc, tiếp xúc với anh đều ấn tượng về những suy nghĩ sâu sắc, kiến giải thấu tình đạt lý và hơn hết là tâm huyết của anh.

“Ngay từ lần gặp đầu tiên, Khương đã gây ấn tượng với tôi như là người hiểu sâu sắc công việc của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam”, Ông Tim Campbell, một chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông với Vũ Minh Khương khi ông làm việc tại VN. “Trong hai năm đó, chúng tôi thường dựa vào những nhận xét và đánh giá thông tuệ của Khương”.

Nhưng ấn tượng sống động nhất trong ký ức ông về Khương lại là lòng nhiệt tình và tâm huyết thực sự với đất nước. "Trong các câu chuyện của mình, ông Khương thường nói rất nhiều về hoài bão của mình cho đất nước VN. Gốc rễ sâu sắc của Khương là ở đây và anh ấy đã chia sẻ những cảm xúc, khao khát của mình với tôi. Nỗ lực của Khương ở Hải Phòng trong hợp tác với Ngân hàng Thế giới (WB) và sau này ở Trường ĐH Harvard luôn hướng tới tầm nhìn dài hơi mà ông đã xác định: giúp ích cho đất nước. Khương là con người truyền cảm hứng cho người đối diện theo cách đó".

Con đường trở thành một tiến sĩ xuất sắc ở Harvard...
Khi hoạt động của XN Hóa chất Sông cấm đã trở nên sống động và phát triển nhanh chóng với sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể CBCNV, Vũ Minh Khương quyết định tìm kiếm con đường đi học ở nước ngoài. "Tôi muốn đến được một quốc gia phồn vinh và dốc lòng học hỏi để có được một tầm hiểu biết sâu rộng cho sự nghiệp tương lai".

Những năm đầu thời kỳ đổi mới, tiếng Anh là một cái gì đó lạ lẫm chứ chưa trở nên "thời thượng" như bây giờ, ông GĐ Khương dù "bù đầu" với công việc quản lý DN nhưng vẫn cố gắng học thứ ngoại ngữ này với một nỗ lực đặc biệt.

Anh “cày nát” các băng cassette dạy tiếng Anh trên các chặng đường công tác từ Hải phòng đi Hà nội và các địa phương; với vốn tiếng Anh còn ít ỏi, anh tận dụng mọi cơ hội làm việc với các doanh nhân nước ngoài để thực hành, học hỏi.

Sự chuẩn bị tích cực cùng cơ hội đã tạo nên may mắn. Năm 1992, anh được tiếp nhận vào trường QTKD Harvard và lên đường sang Mỹ học tập. Tại ĐH Hardvard, anh đã nhanh chóng chinh phục được các giáo sư và bạn học.

Giáo sư Carl Sloan nhận xét: “tôi kinh ngạc thấy một sinh viên từ một nước đang phát triển có được khả năng phân tích sâu sắc như vậy”. Chính sự đánh giá cao của các GS trường QTKD Harvard trong giai đoạn này đã giúp Vũ Minh Khương trở lại Harvard một cách thuận lợi để theo đuổi học vị tiến sĩ.

Lấy xong bằng MBA ở trường QTKD Harvard, anh về nước với "khao khát đóng góp kiến thức của mình cho sự nghiệp phát triển đất nước, đặc biệt với TP Hải Phòng". Sau ba năm nỗ lực công tác ở UBND TP, anh hiểu rằng cách tốt nhất để đóng góp cho đất nước là “trở thành cán bộ khoa học xuất sắc về quản lý kinh tế”. Quyết định ấy đó đưa anh trở lại với Harvard lần thứ hai.

Hơn bốn năm trời học tập và làm việc trong một môi trường với những thách thức khắc nghiệt của một trường ĐH đẳng cấp hàng đầu thế giới, không phải ai cũng có thể thích nghi và tồn tại. Nhưng một lần nữa anh đã vượt lên bằng ý chí sắt đá và tinh thần thực sự cầu thị.

“Vũ Minh Khương là một trong những học sinh xuất sắc nhất của tôi, một TS đẳng cấp thế giới về kinh tế học phát triển”. Có lẽ giờ anh đã có thể ngẩng cao đầu với lời ngợi khen của một trong những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất thế giới.

... đến triết lý kỳ lạ về chữ VIỆT

        Với tấm bằng tiến sĩ Đại học Harvard, sự thừa nhận của những GS hàng đầu thế giới đang hứa hẹn trước mắt anh những cơ hội đầy hấp dẫn trên đất Mỹ. Anh đã được mời làm GS thỉnh giảng tại một số trường ĐH của Hoa Kỳ.

Nhưng với Vũ Minh Khương, giấc mơ cháy bỏng thời trẻ vẫn luôn khắc khoải khôn nguôi. Và anh đang âm thầm chuẩn bị cho một cuộc trở về để đem những kiến thức đã có phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước. Anh coi công việc hiện tại ở đất nước bạn, dù thuận lợi đến mấy, chỉ là một bước trong quá trình chuẩn bị này.

“Trong ba năm tới, tôi dự kiến trở thành một chuyên gia kinh tế xuất sắc ở tầm vóc thế giới, đồng thời tích cực giúp sức vào công cuộc đào tạo và truyền bá kiến thức trong lĩnh vực phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu cho thế hệ trẻ Việt Nam” - giọng nói của Khương mạnh mẽ, tự tin.

Trò chuyện với Khương, anh tin rằng nâng cao ý chí và phẩm chất dân tộc là chìa khóa then chốt tạo nên sức bật mạnh mẽ cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Theo Khương: "Dân tộc VN ta sẽ làm nên sự nghiệp phát triển thần kỳ trong những thập kỷ tới nếu mỗi người chúng ta, đặc biệt đội ngũ chủ chốt trong ba trụ cột nền tảng của sự nghiệp phát triển: nhà nước, doanh nghiệp, và giáo dục - trí thức, dốc lòng dốc sức rèn luyện và hun đúc phẩm chất VIỆT: có tầm nhìn sâu rộng; chính trực; tràn đầy nghị lực, và thực sự tài năng".
Ở tuổi ngoài 40, anh đã sẵn sàng cho một hành trình mới

Theo VNN

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2009

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2009

Hồn hậu tuổi già - của QHùng

Ảnh quê Bác Tôn - Ngọc Minh

Nhà trưng bày hiện vật


Phi cơ đưa Bác về quê năm 1975

Thăm đền thờ Bác



Đường về quê Bác

Ảnh Ngọc Minh



Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2009

Tập ảnh Châu Đốc

Núi Sam nhìn từ xa



Bờ sông Châu Đốc



Bồ Đề Đạo tràng



Chợ chiều Châu Đốc



Cầu Tha la và Thất sơn hậu cảnh
















Chiều Cô Tô


Tác giả: Ngọc Minh

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2009

Ảnh Nhà Thờ

Nhà Thở Đức Bà - Sài Gòn


Nhà Thờ Năng Gù
Thảo Cầm Viên - Sài Gòn